Blogroll

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Làng thuốc trăm năm của người Sán Dìu

Người Sán Dìu ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có loại cao lá rất quý được luyện từ 120 vị thuốc trên đỉnh núi, nấu trong 10 ngày, được xem như loại thuốc bổ rất tốt với trẻ em, người già, người bệnh.


Dưới chân núi Tam Đảo có nhiều nhà người Sán Dìu treo biển chữa bệnh bằng thuốc nam. Nức tiếng nhất vùng là nhà thuốc Man Phượng của cặp vợ chồng đã sang tuổi xưa nay hiếm, da dẻ hồng hào, mái tóc bạc phơ. Ông cụ người Kinh, còn bà cụ người Sán Dìu.

Phòng khám của ông bà treo đầy huân, huy chương kháng chiến, bằng khen nghề thuốc, kể cả bằng Hải Thượng Lãn Ông cao quý. Hai bên cửa là quy định về y đức, biển thông báo bốc thuốc miễn phí cho người nghèo, tàn tật, gia đình chính sách. Gian phòng bên cạnh là kho thuốc của gia đình. Tất cả đều là cây cỏ tự trồng hoặc hái trong rừng. So với thuốc Bắc (thuốc nhập từ Trung Quốc), người bệnh yên tâm phần nào khi uống thuốc Nam (dược liệu trong nước).

Trời mưa lạnh nhưng hiệu thuốc vẫn đông bệnh nhân. Anh Quân (37 tuổi, Thường Tín, Hà Nội) chia sẻ, anh bị xơ gan, đã đi bệnh viện cũng như tới nhiều phòng chẩn trị y học cổ truyền uống thuốc mà không thuyên giảm. Tết rồi nghe người bà con mách trên Tam Đảo có làng thuốc nam, chữa bệnh gan tốt nên anh tìm đến. Uống chục thang thuốc anh thấy người khỏe hơn. Lần này lên, anh bốc thêm 20 thang nữa. "Đi bốc thuốc nơi khác phải mất 100.000 đồng một thang, nhưng các hiệu thuốc ở đây chỉ chừng 30.000 đồng thôi. Bước đầu tôi thấy hiệu quả lắm", anh nói.

Một phụ nữ tuổi ngũ tuần bước vào phòng khám, muốn ông lang Phượng bắt mạch, cắt thuốc cho bệnh nhức mỏi khớp. Dù đông khách nhưng ông Phượng vẫn đích thân đi bốc cho bà yên tâm hơn.



Bao đời nay, người Sán Dìu có nghề làm thuốc cứu người, dựa trên nguồn dược liệu sẵn có ở núi rừng Tam Đảo. Trong ảnh là lương y Nguyễn Công Phượng. Các con, cháu ông cũng mang nghề này đi chữa bệnh nhiều nơi ở Việt Nam. Ảnh: Phan Dương.


Xưa kia, mẹ vợ ông Phượng là người giỏi nghề thuốc. Không chỉ truyền dạy cho con gái tên Phó Thị Man, bà còn nhận anh bộ đội Nguyễn Công Phượng làm học trò. Ông Phượng còn được đào tạo bài bản thêm về nghề thuốc nên đã mở rộng cơ nghiệp của gia đình. Hơn 20 năm liền, ông là Chủ tịch Hội đông y huyện Tam Đảo, Tam Dương. Nay ông thôi giữ chức nhưng vẫn đi nhiều nơi chữa bệnh, dạy nghề thuốc từ thiện.

"Làng thuốc của người Sán Dìu chữa tốt các bệnh gan, thận, khớp, tỷ lệ khỏi có thể đạt tới 80%. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh chúng tôi đều chữa được", ông nói.

Trong khi ông Phượng giỏi bắt mạch, trị bệnh, bà Man lại am hiểu từng vị thuốc. Tuổi lên 5, bà đã theo mẹ lên rừng hái thuốc. Ngay cả bây giờ, vị thuốc nào không trồng, không mua được bà cũng phải đích thân leo núi tìm. Theo bà, dòng họ Phó có 7 đời làm thuốc. Để tồn tại được lâu như vậy không chỉ ở việc chữa bệnh hiệu nghiệm mà còn do cái tâm cứu người độ thế.

"Ngày xưa chữa bệnh không mất tiền. Nếu khỏi, người bệnh biếu cho đấu gạo hay con gà, chai rượu. Sau đó lấy tiền nhưng cũng rất rẻ, chỉ 1-2 xu một thang. Những năm gần đây giá thuốc tăng nên mình thắp hương xin các cụ từ 30.000 đồng lên 39.000 đồng một thang thuốc. Nếu mà lấy thuốc đắt, người bệnh chưa uống đã lo tiền nong rồi, khó mà khỏi bệnh", bà bộc bạch.



Lương y Hoàng Văn Thạch bên vườn thuốc trồng tại nhà. Để bảo vệ nguồn dược liệu quý, gia đình ông Thạch trồng vài sào thuốc. Ảnh: Phan Dương.


Nhà thuốc của lương y Hoàng Văn Thạch, Phó chủ nhiệm Hội đông y huyện Tam Đảo, nằm trong ngõ nhỏ. Trước căn nhà cấp bốn cũ kỹ là vườn thuốc đang độ mơn mởn. Ông lang vẻ chân chất, nhìn bụi dây leo bên bờ rào nói: "Đây là cây thuốc chữa xương, khớp rất tốt. Đáng lý đến ngày thu hoạch rồi nhưng mấy hôm nay trời mưa chưa làm được". Dưới hiên nhà, vợ ông Thạch vận đồ thổ cẩm địu cháu trên lưng đang căng bạt phơi thuốc.

Ông Thạch cho biết, cả hai vợ chồng ông đều biết nghề thuốc. Nhà có 5 người con trai thì 4 theo nối nghiệp cha. Hiện ở trong làng có gần 100 lương y trực thuộc hội, nhưng chỉ vài người mở phòng chẩn trị. Mỗi nhà thuốc có những sở trường, bài thuốc bí truyền. Nhà ông chữa tốt cho các bệnh về gan, thận.

Tâm niệm chữa bệnh cứu người, vậy nên có 5 đời làm thuốc mà nhà ông Thạch cũng chẳng khá giả. Như những người khác trong hội đông y, ông không lấy tiền người nghèo, gia đình chính sách. Nếu có lấy giá thuốc cũng chỉ vài chục nghìn đồng.

Xưa kia trong gia đình người Sán Dìu thường có 3 quyển sách. Sách về lý số, sách ghi lại những điệu hát soọng cô của bản làng và một quyển sách về dược liệu. Các sách này giữ những bài thuốc độc đáo của dân tộc như thu hái ngải cứu phải vào giờ Ngọ ngày 5/5 (âm lịch) sẽ tăng được công dụng hoặc chữa bệnh liệt dây thần kinh số 7 (méo miệng) không cần dùng kim châm. Người Sán Dìu cũng có loại cao lá cây, được luyện từ 120 vị thuốc trên đỉnh Tam Đảo, nấu trong 10 ngày. Cao này như một loại thuốc bổ rất tốt với trẻ em, người già, người bệnh.

Nhiều nhà khoa học nhận định Tam Đảo là một kho dược liệu quý giá, với khoảng 1.000 vị thuốc. Ấy thế có nhiều cây chỉ người Sán Dìu mới biết như cây ngòi mỵ u, vong hoi lô, vong ngòi cú, tàu pú shong ...

Để bảo vệ nguồn dược liệu quý, Hội Đông y đã kêu gọi bà con trồng dược liệu. Ban đầu, giống được lấy từ các cây con trên rừng, trồng ở vườn nhà. Một số loại không trồng được, bà con phải leo núi lấy nhưng đều có ý thức bảo tồn "lấy một trồng hai" ngay tại chỗ. Hiện nay, những mảnh vườn nhà đều được phủ màu xanh của cây thuốc. Gia đình ông Phượng cũng trồng vài sào làm giống còn nguồn thuốc chính là do con cháu trong họ cung cấp.

Phan Dương
Theo: Vnxpess

Toát mồ hôi luyện chữ cho con


Chị Thuận (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, con gái chị đang học lớp 1 và khó khăn nhất với cháu là tập viết. Chị hay bị cô giáo phàn nàn vì bé viết chậm, viết chưa thạo, trong khi nhiều bạn trong lớp vì đi luyện chữ trước cả năm nên cô không mất nhiều thời gian hướng dẫn.

Để giúp con theo kịp các bạn, tối nào chị Thuận cũng phải kèm bé tập viết. Nhiệm vụ khó khăn nhất với hai mẹ con là viết hoa các chữ cái. "Chữ thường con còn chưa thạo, viết chữ hoa đúng là cả vấn đề. Hai mẹ con toát mồ hôi hột mà vẫn không đạt. Nhìn con mắm môi mắm lợi, cúi rạp người viết, thương quá mà không biết làm sao", chị Thuận kể.

Có lúc thấy con viết cả nửa tiếng vẫn chưa đúng một chữ, chị vừa sốt ruột, vừa mệt mỏi nên quát mắng cháu, nhưng khi chính chị thử viết cũng thấy quá khó. "Làm sao để căn đúng ô ly, rồi uốn lượn sao cho đẹp mà vẫn nhìn rõ chữ, thật quá phức tạp mà không hiểu để làm gì với một đứa trẻ lớp 1", chị Thuận bày tỏ.

Nghe mấy người bạn khuyên, chị đang định gửi con tới một trung tâm luyện chữ ở gần nhà nhưng chưa sắp xếp được thời gian.



Trẻ đến luyện chữ tại một trung tâm dạy viết chữ đẹp ở Phạm Văn Đồng, Hà Nội. Ảnh minh họa: MT.


Là tiến sĩ, giảng viên tại một trường đại học ở Hà Nội, nhưng anh Tùng (Minh Khai, Hà Nội) cũng thấy vô cùng stress với việc luyện chữ cho con. Ngày nào đi đón con cũng nghe cô giáo phàn nàn cháu viết xấu nên anh cảm thấy ái ngại và áp lực. Vì thế, ông bố trẻ nhiều lần quát tháo, ép con ngồi luyện chữ, và không ít lần cậu nhóc 7 tuổi khóc lu loa.

"Có mỗi chứ h thôi mà hai bố con đánh vật cả buổi tối vẫn chưa ổn. Hết chỉnh điểm đặt bút đến luyện nét hất lên rồi căn sao cho chiều cao chữ đúng ô ly... mà thấy quá mệt. Thằng bé chán viết quá viện đủ lý do để nghỉ giữa chừng, nào là đi tiểu, nào đau bụng, nhức tay. Mình cũng quá stress", anh Tùng kể.

Có lần, chính anh thử thay con viết một bài được giao, cặm cụi suốt cả tiếng mới xong vài dòng, và cuối cùng vẫn bị cô giáo chê là không đẹp và cho điểm kém."Mình cũng không hiểu tiêu chuẩn đánh giá thế nào là chữ đẹp hay xấu và khả năng kém hay tốt. Chủ quan mình thấy cu con khá thông minh, chữ cũng không quá tệ, mà sao bị cô chê lên chê xuống", ông bố thổ lộ.

Con chưa vào lớp 1 nhưng từ ra Tết, chị Bình (Thanh Xuân, Hà Nội) đã đăng ký cho cháu theo một lớp luyện chữ ở gần Ngã Tư Sở. Chị Bình cho hay, chị làm việc này vì rút "bài học xương máu" từ cậu con trai đầu, hiện học lớp 4. "Thằng nhóc đầu không đi học trước, vào năm học không theo kịp các bạn đều đã biết viết hết rồi nên cứ đuối dần, viết xấu, viết chậm, toàn bị cô giáo chê. Ngày nào về nhà hai mẹ con cũng phải è cổ ra tập viết mà mãi không khá lên. Vì thế, lần này với bé thứ hai, phải cho đi luyện chữ trước", chị Bình kể.

Chị cho biết, tuần 3 buổi, sau khi đón con ở lớp mầm non, chị đưa thẳng cháu tới trung tâm luyện chữ, rồi quay về nhà cơm nước, sau đó ông xã sẽ qua chở cháu về. "Mình cũng không muốn con còn nhỏ đã phải vất vả vì việc học như vậy, nhưng thà cố gắng một chút ngay từ bây giờ còn hơn sau này đi học cứ phải chạy theo các bạn", chị Bình nói.

Chị Thái (Long Biên, Hà Nội) dù bức xúc với việc con gái bị cô giáo ép tập viết nhiều nhưng cũng không thể làm gì khác ngoài cố gắng kèm và động viên cháu viết. Con chị mới học lớp 2 nhưng hôm nào cũng được giao bài tập viết về nhà, và có hôm, hai mẹ con ngồi tới tận 24h đêm mới hoàn thành bài.

"Hai mẹ con đều mệt và căng thẳng nhưng không thể không tập. Khi mình góp ý với cô giáo về chuyện giao cho cháu tập viết nhiều thì cô lại gợi ý đưa cháu tới nhà cô luyện chữ, rồi nói vì mẹ không có phương pháp nên con mới lâu tiến bộ. Vậy ở trên lớp sao cô không dạy con theo phương pháp đó?", chị Thái bộc bạch.

Chị Thanh Thảo, giáo viên tiểu học tại quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, đối với trẻ mới đến trường, học viết là một công việc rất khó khăn, vì vừa đòi hỏi các em phải kiên nhẫn ngồi lâu, vừa chú ý viết đúng ô ly, căn độ rộng, độ cao, khoảng cách chữ... Thông thường, giáo viên trên lớp cần nhiều thời gian để uốn nắn trẻ, từ việc đơn giản như cách cầm bút, điểm đặt bút... Với phụ huynh, sau một ngày dài vất vả với công việc, tối đến lại phải luyện cho con viết, thấy con hay viết sai... thì chuyện stress, cáu gắt rất dễ xảy ra.

Cô Thảo cho hay, hiện nay nhiều trường hưởng ứng, thi đua phong trào vở sạch chữ đẹp thì càng đặt ra yêu cầu cao với học sinh, và bắt các em luyện nhiều hơn, khiến việc này trở thành một áp lực với cả cô lẫn trò, và bố mẹ các em.

Có 8 năm kinh nghiệm luyện chữ, chị Liên Hương ở Chùa Bộc, Hà Nội, cho biết, ngày nào chị cũng kín lịch 2 ca dạy tập viết chữ với khá đông học sinh, chủ yếu là bé tiểu học, và một số trẻ mới 5 tuổi, chưa đến trường. "Không phải phụ huynh nào gửi con đến cũng mong con luyện để viết đẹp mà có khi chỉ đơn giản muốn rèn cho trẻ tính cẩn thận, bớt hiếu động, cẩu thả đi", chị Hương cho biết.

Theo chị, việc tập viết với trẻ mới đi học thực sự không dễ dàng, do cơ tay yếu, khả năng tập trung của các em không được lâu. Ban đầu, cần làm sao cho các em hứng thú với con chữ, sao đó luyện dần dần, từng ít một, từ những điều đơn giản, cơ bản nhất như cầm bút sao cho đúng để đỡ mỏi tay và không bị dây bẩn, rồi tư thế ngồi, đến các nét móc, nét gạch dễ trước rồi mới tới chữ hoàn chỉnh sau.

"Nếu nóng vội, ép buộc thì thường chỉ làm trẻ sợ viết, chán học và càng khó tiến bộ, người lớn cũng mệt mỏi hơn thôi", chị Hương chia sẻ.
Theo: Vnxpess

Đủ ăn đủ mặc mà bệnh?

Sau nhiều đợt kiểm soát sức khỏe ở nhiều trường học, Hiệp hội Dinh dưỡng ở Đức (DGE) đã hối hả lên tiếng cảnh báo về tình trạng rất nhiều người tuy không thiếu tiền ăn, vẫn ăn uống đầy đủ nhưng lại nay mệt mai bệnh do thiếu một số dưỡng chất quan trọng vì chế độ dinh dưỡng quá đơn điệu.
Các nhà nghiên cứu ở Anh còn bi quan hơn khi đặt ngay cho tình trạng bệnh lý này cái tên là bệnh thiếu sinh chất (vitarexia) vì cơ thể thiếu hụt trầm trọng vài loại sinh tố hay khoáng tố nào đó. Căn bệnh này rất rõ nét ở các nhóm đối tượng:
- Người kiêng cữ thái quá để làm ốm.
- Học trò nhịn ăn sáng vì không kịp giờ đến trường.
- Vận động viên, người lao động nặng không có chế độ bồi dưỡng sau giờ làm việc.
- Thai phụ ốm nghén kéo dài.
- Ăn chay trường quá đơn điệu.
- Hút thuốc lá trên 10 điếu/ngày.
- Phụ nữ dùng thuốc ngừa thai hay trong giai đoạn mãn kinh.
 - 1
Người kiêng cữ thái quá để làm ốm.
- Người bị bệnh tiểu đường.
Đi xa hơn nữa, thầy thuốc ở xứ sở sương mù cũng báo động về một số bệnh chứng hiện rất phổ biến nhưng không do nguyên nhân gì phức tạp mà chỉ vì hậu quả của tình trạng khiếm khuyết một loại sinh tố hay khoáng tố nào đó ít được thầy thuốc chú trọng khi chẩn đoán.
Ví dụ: - Chóng mặt buổi sáng sớm dù huyết áp bình thường, dù không thiếu ngủ do thiếu sinh tố E.
- Răng hư dù vệ sinh răng miệng đàng hoàng, dù dùng kem đánh răng nhiều fluor nhưng cơ thể thiếu khoáng tố vi lượng crôm vì gia chủ chọn stress làm bạn.
- Môi hay nứt nẻ cho dù thường thoa kem chống nắng vì cơ thể không đủ khoáng tố đồng (Cu).
- Vết thương ngoài da lâu lành do thiếu sinh tố K, trong khi sinh tố này xưa nay chỉ được biết đến qua tác dụng cầm máu.
- Nhiễm trùng đường tiểu tái đi tái lại là vì nạn nhân quên bổ sung sinh tố C với liều cao sau mỗi đợt stress.
- Tóc rụng, cộng thêm da đầu dễ bị gàu không phải do dùng dầu gội đầu loại “quảng cáo một đường, rụng một nẻo” mà vì hậu quả của rối loạn biến dưỡng chất đạm núp kín phía sau tình trạng thiếu hụt sinh tố B2 (riboflavin).
- Viêm nướu răng vô cớ vì cơ thể không đủ sinh tố A.
- Mệt mỏi triền miên, nhất là buồn ngủ sụp mắt sau bữa ăn thường gặp ở người thiếu sắt (Fe).
- Người hay cáu gắt dù chuyện không đâu vì thiếu sinh tố B1.
- Viêm mũi dị ứng dưới dạng chảy nước mũi, hắt hơi mỗi sáng thường do không đủ khoáng tố kẽm.
- Vọp bẻ bắp chuối dù không vận động do cạn nguồn dự trữ magiê (Mg).
- Da quá nhờn, lại thêm dễ nổi mụn dù đã trưởng thành từ lâu vì thiếu sinh tố biotin (B7).
Ai trúng nhằm trường hợp nào như trên nên mau chân tìm thầy để chạy thuốc cho sớm. Thiếu ăn, thiếu mặc rồi ngã bệnh là chuyện bình thường nhưng đủ ăn, đủ mặc mà để sinh bệnh thì đúng là… bất thường!
Theo Bác sĩ LƯƠNG LỄ HOÀNG (Người lao động)

Sử dụng hiệu quả năng lượng nhờ kiểm toán

Để tạo ra 1.000 USD GDP, Việt Nam phải tiêu tốn khoảng 600kg dầu quy đổi, cao gấp 1,5 lần so với Thái Lan và gấp 2 lần mức bình quân của thế giới. Ngành điện mỗi năm phải tăng trưởng đến 14-15% mới đáp ứng được yêu cầu tăng 6-8% GDP, trong khi bình quân thế giới, để tăng 1% GDP cũng chỉ tăng 1,2-1,5% năng lượng tiêu thụ. Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu.
Việt Nam hao phí năng lượng gấp 2 lần thế giới
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, được thiên nhiên ưu đãi và có gần như tất cả các nguồn tài nguyên năng lượng, nhưng khả năng khai thác, chế biến và sử dụng ở nước ta còn hạn chế.
Giai đoạn 2010-2020 có thể xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn năng lượng nội địa, và Việt Nam chuyển từ nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng, mức độ phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu ngày một tăng.
Về nguyên nhân gây lãng phí và sử dụng không hiệu quả năng lượng, theo ông Đặng Vũ Minh - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, là do công nghệ lạc hậu; điện bị cắt giảm thường xuyên; hệ thống thiết bị, đường dây truyền tải ở một số khu vực đã quá cũ, chưa được thay thế; mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chưa đặt ra đúng tầm quan trọng; công tác quản lý sử dụng năng lượng còn nhiều bất hợp lý...
Chìa khóa đạt hiệu quả TKNL
Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả quy định các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm bắt buộc phải thực hiện kiểm toán năng lượng (KTNL) định kỳ 3 năm một lần. Do đó, từ năm 2011, khoảng 1.200 doanh nghiệp Việt Nam trở thành đối tượng phải KTNL. Đây là hoạt động khảo sát, đánh giá toàn bộ hiện trạng sử dụng năng lượng tại 1 doanh nghiệp. Báo cáo sau kiểm toán sẽ chỉ ra được những bộ phận, thiết bị đang lãng phí, đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng của toàn hệ thống và đưa ra những giải pháp phù hợp tùy theo từng doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp khắc phục lãng phí và tiết kiệm năng lượng mà vẫn đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Điều thuận lợi hiện nay là sau thời gian dài tuyên truyền, nhận thức của DN đã có sự chuyển biến tích cực. Hầu hết các doanh nghiệp đều rất quan tâm đến việc triển khai KTNL, tuy nhiên, làm thế nào để doanh nghiệp đạt được hiệu quả tiết kiệm năng lượng (TKNL) như mong muốn thông qua quá trình KTNL thì không phải là điều giản đơn.
 - 1
Các chuyên gia của ECC HCMC đang thực hiện KTNL cho doanh nghiệp. Thiết bị đo kiểm và năng lực của kiểm toán viên là những yếu tố quyết định chất lượng của một báo cáo kiểm toán.
Theo ông Huỳnh Kim Tước – Giám đốc Trung tâm TKNL TP. HCM (ECC HCMC), chất lượng của một báo cáo KTNL được quyết định bởi 2 yếu tố là trình độ của kiểm toán viên và thiết bị đo kiểm.
Ông Huỳnh Kim Tước cho biết: “Trình độ của các kiểm toán viên khác nhau sẽ cho ra những báo cáo KTNL có chất lượng khác nhau. Cùng khảo sát một nhà máy nhưng kiểm toán viên A tư vấn doanh nghiệp nên thay hệ thống chiếu sáng, kiểm toán viên B bảo nên cải tạo hệ thống lạnh, kiểm toán viên C lại nói cần thay thế hệ thống hơi…
Một kiểm toán viên giỏi không chỉ nhìn thấy được tổng thể tiềm năng TKNL ở các bộ phận của nhà máy, các công đoạn của dây chuyền hoặc các thiết bị đang vận hành tại doanh nghiệp mà còn đưa ra tính khả thi, hiệu quả và thời gian hoàn vốn của từng giải pháp cũng như con số cụ thể mà doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nếu thực hiện theo kết quả tư vấn của kiểm toán viên”.
Quả thật, trên thị trường hiện nay cũng có nhiều đơn vị đang hoạt động với vai trò tư vấn KTNL nhưng xét về góc độ hiệu quả thực sự của công việc này, các chủ doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn đơn vị tư vấn. Lời khuyên của các chuyên gia cho trường hợp này là các doanh nghiệp nên xem qua hồ sơ năng lực của đơn vị tư vấn trước khi phối hợp thực hiện KTNL.
Theo B.N (khampha.vn)

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014

Nokia Lumia Icon chính thức ra mắt

Lumia Icon vẫn thường được gọi là Lumia 929, cái tên Icon sẽ là phiên bản dành cho nhà mạng Verizon (Mỹ), còn 929 có thể sẽ là một phiên bản quốc tế.
Nokia Icon có trọng lượng 166 gram, mỏng 9,9 mm. Máy sử dụng màn hình OLED 5 inch độ phân giải 1.080 x 1.920 pixel với công nghệ ClearBlack cải thiện khả năng hiển thị ở ngoài trời cùng lớp kính cường lực Gorilla Glass 3.
Smartphone mới của Nokia được trang bị chip lõi tứ Snapdragon 800 tốc độ 2,2 GHz, RAM 2 GB và bộ nhớ 32 GB kết hợp với nền tảng Windows Phone, đảm bảo cho máy chạy mượt mà.

Nokia Lumia Icon


Một trong những điểm nhấn của sản phẩm đó chính là thiết kế khác hoàn toàn so với những dòng Lumia trước đó. Không còn là viền cong vòm mà thay vào đó là viền cạnh vuông vức, tương tự như dòng sản phẩm iPhone. Thiết bị có bộ khung bằng kim loại chắc chắn nhưng mặt sau được làm từ polycarbonate, khá phổ biến trong những dòng Lumia.

Viền cạnh vuông vức

Lumia Icon nặng 166g, khá nặng khi cầm trên tay, với độ dày 9.9 mm, không quá mỏng nhưng cũng không phải là quá dày. Các phím vật lý được bố trí hầu hết sang bên cạnh phải như những dòng Lumia trước đó. Ngoài ra còn có thêm phím chuyên dụng cho chụp ảnh, thường được trang bị trên dòng Lumia cao cấp.
Nokia Lumia Icon
Màn hình OLED 5 inch full HD
Máy có một màn hình OLED 5 inch, độ phân giải full HD với mật độ điểm ảnh lên đến 441 ppi. Đây thực sự là một màn hình cảm ứng siêu nhạy, có thể cảm ứng ngay cả với cây bút chì, móng tay, hoặc bàn tay đang đeo găng. Công nghệ ClearBlack của Nokia đã cải thiện rất nhiều ở khả năng hiển thị ngoài trời. Màn hình cũng được trang bị kính bảo vệ Gorilla Glass 3 chống xước và chịu lực hiệu quả hơn.

Mặt kính Gorilla Glass 3
Về sức mạnh, Icon được trang bị một bộ vi xử lý Snapdragon 800 tốc độ 2.2GHz, bộ nhớ RAM 2GB, bộ nhớ trong lên đến 32GB. Điều này có nghĩa là Lumia Icon sẽ hoàn hảo hơn bao giờ hết.

Trang bị chip Snapdragon 800
Về máy ảnh, máy được trang bị camera 20MP PureView với tính năng ổn định quang học, đèn flash kép và rất nhiều tính năng chuyên nghiệp được tích hợp trong phần mềm. Giống với Lumia 1520, ở mỗi lần chụp hình, máy có thể tạo ra 2 hình ảnh, một có độ phân giải 19MP và một có độ phân giải 5MP dùng cho việc chia sẻ trực tuyến. Ngoài ra, smartphone này cũng có thể chụp và lưu hình ở định dạng gốc RAW, một niềm vui cho dân đồ họa.

Camera 20MP với nhiều tính năng hấp dẫn
Các thông số kỹ thuật khác của Lumia Icon như pin liền dung lượng 2420mAh, sạc không dây, đài FM, hỗ trợ NFC và dùng Nano SIM. Về phía phần mềm, sản phẩm sẽ chạy Windows Phone 8 GDR 3, cập nhật sẵn Lumia Black với nhiều tính năng hấp dẫn.

Đã cài sẵn Windows Phone 8 GDR 3
Hiện tại Mỹ, Lumia Icon sẽ bắt đầu được đặt hàng vào ngày 20/2 tới với mức giá 200 USD thông qua một hợp đồng nhà mạng 2 năm. Riêng phiên bản quốc tế vẫn chưa được công bố.