Blogroll

This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

Những thăng trầm của trí tuệ nhân tạo

Microsoft phải gỡ bỏ chương trình tương tác con người trên Twitter hay AlphaGO đánh thắng vô địch cờ vây thế giới là những thăng trầm trong thời gian gần đây trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).





Nhiều tiến bộ của AI gần đây đến từ phương pháp dạy máy tính deep learning. Ảnh: Michal Bednarek | Shutterstock.com


Theo Live Science, một bước tiến lớn của AI là sự kiện chương trình máy tính của Google đánh cờ vây thắng áp đảo đương kim vô địch thế giới hồi tháng 3. Đây là trò chơi chiến thuật cổ của Trung Quốc, phức tạp hơn cờ vua và được coi là một chuẩn mực để đánh giá sự tiến bộ của AI.

Một tuần sau đó, Microsoft thiết kế một chương trình máy tính khác tên là Tay mô phỏng một cô gái 19 tuổi người Mỹ để học hỏi từ những tương tác với con người trên Twitter. Theo Microsoft, hệ thống AI này có thể giao tiếp với con người ngày một tốt hơn nhờ học hỏi những người tweet đến nó.

Tuy nhiên, họ đã phải tắt hệ thống này 16 giờ sau đó, khi Tay bắt đầu đưa ra những tuyên bố phân biệt chủng tộc, giới tính và khiêu dâm. Microsoft sau đó đã phải xin lỗi và giải thích đã xảy ra một vụ "tấn công phối hợp" vào các "lỗ hổng" và "lỗi kỹ thuật" của Tay.

Dù Microsoft cho rằng họ là nạn nhân của tin tặc, nhưng theo Bart Selman, một giáo sư về khoa học máy tính tại Đại học Cornell, cái gọi là "lỗ hổng" thực chất là việc Tay lặp lại các cụm từ được tweet tới nó mà không qua bất kỳ công cụ lọc nào. Ông cho rằng đây là một trong những nhược điểm chính của AI hiện nay: kỹ năng đọc hiểu ngôn ngữ.

Dạy cho trí tuệ nhân tạo

AI rất giỏi phân tích cú pháp văn bản, nghĩa là, làm sáng tỏ những mẫu ngữ pháp là nền tảng cho một ngôn ngữ, theo Selman. Điều này cho phép các chương trình như Tay có thể đưa ra những câu phát biểu giống như người thật. Đây cũng là sức mạnh của các chương trình dịch tự động của Google và Skype.

"Nhưng hiểu ngữ nghĩa – ý nghĩa của câu là một việc khác hoàn toàn", ông nói.

Nhiều tiến bộ gần đây của AI là nhờ vào phương pháp "học sâu – deep learning", mà ở một số mức độ nào đó có thể mô phỏng quá trình hoạt động của các lớp tế bào thần kinh trong não bộ. Với dải dữ liệu khổng lồ, nó rất giỏi trong việc tìm kiếm các mẫu, nên các thành công lớn nhất của AI cho tới nay đều liên quan tới nhận diện hình ảnh hoặc giọng nói.

Trong khi cách tiếp cận truyền thống của việc dạy máy tính học là nói cho nó biết cần tìm kiếm cái gì để "học", thì một trong những ưu điểm chính của deep learning là khả năng "tự động khám phá", theo Shimon Whiteson, giáo sư khoa Khoa học máy tính, Đại học Oxford, Anh.

Lớp đầu tiên của deep learning là tối ưu hóa để tìm các đặc điểm cơ bản nhất trong dữ liệu, ví dụ như các cạnh của một vật thể trong một bức ảnh. Dữ liệu đầu ra sẽ được chuyển tới lớp kế tiếp, quét các cấu hình phức tạp hơn, như hình vuông hay hình tròn. Quá trình này được lặp đi lặp lại trên các lớp với độ phức tạp tăng dần theo từng lớp, sao cho tới một lúc nào đó, nó có thể sử dụng các cấu trúc ở các mức thấp hơn để xác định một vật thể là ôtô hay xe đạp.

"Với deep learning, bạn chỉ việc đưa dữ liệu thô vào một mạng lưới thần kinh lớn nào đó, mà sau đó nó sẽ được đào tạo tới cuối", Whiteson cho biết.

Điều này đã dẫn đến một số khả năng siêu phàm của AI. Selman nói hệ thống deep learning đã được chứng minh có thể làm tốt hơn các chuyên gia y tế trong việc chuẩn đoán bệnh từ ảnh chụp cộng hưởng từ MRI. Kết hợp cùng với phương pháp học tăng cường (reinforcement learning) để đưa ra chiến lược tối ưu, AI cũng thành công trong việc xây dựng các mô phỏng ảo chính xác, theo Kaheer Suleman, giám đốc công nghệ và đồng người sáng lập của công ty về AI tại Canada, Maluuba.

Đây cũng là cách mà chương trình AlphaGo của Google sử dụng để trở thành một chuyên gia cờ vây, tự chơi hàng triệu ván một mình, kết hợp các phương pháp này để nâng cao kỹ năng và phát triển chiến thuật.

Tuy nhiên, đây cũng là nhược điểm của phương pháp này.

"Thách thức lớn với AI là những lĩnh vực không có kho dữ liệu đã được phân loại và dán nhãn, hoặc trong các môi trường không thể mô phỏng tốt", Suleman nói. "Ngôn ngữ là một lĩnh vực điển hình trong trường hợp này, Internet là một văn bản vô tận nhưng không nơi nào 'dán nhãn' ngữ nghĩa theo kiểu máy móc cả".

Maluuba đang phát triển các thuật toán có thể đọc văn bản và trả lời các câu hỏi về văn bản đó, nhưng Suleman cho biết có một số tính năng của ngôn ngữ làm cho công việc trở nên đặc biệt khó khăn. Ngữ nghĩa trải rộng trên nhiều cấp độ, từ từ vựng tới cụm từ và câu. Chúng có thể kết hợp với nhau theo vô số cách mà mỗi người lại có lối nói riêng.

Ngoài ra, mọi ngôn ngữ đều trừu tượng. Từ ngữ là những biểu tượng đơn giản cho mọi thứ trong thế giới thực mà một cỗ máy không thể trải nghiệm được.

Không có sự truy cập vào các dữ liệu của cuộc sống trong một thế giới vật chất cùng với sự phong phú của những tương tác xã hội mà con người đã tích lũy từ lâu, nên không có gì ngạc nhiên rằng Tay không hiểu nghĩa từ "Holocaust" (cuộc tàn sát người Do Thái dưới thời Hitler).

"Deep learning rất tốt nhưng không phải là giải pháp tối ưu", Whiteson nói. "Còn rất nhiều thứ thiếu sót. Nên bước tiếp theo đương nhiên là bổ sung gì cho deep learning để nó trở nên tốt hơn".

Hướng tới tương lai

Dù còn nhiều thách thức, Maluuba đã công bố một báo cáo vào tháng 3/2016 trên arXiv, một kho lưu trữ trực tuyến các nghiên cứu, mô tả cách mà hệ thống của họ có thể trả lời các câu hỏi trắc nghiệm về văn bản không quen thuộc với độ chính xác 70%, vượt qua các hệ thống khác 15%.

Cách tiếp cận của Maluuba kết hợp deep learning với cấu trúc mạng lưới thần kinh, được thiết kế để tương tác với nhau theo cách hình thành hình thức thô sơ của lý luận. Công ty cũng đang làm việc với các hệ thống hội thoại để học cách đối thoại tự nhiên với con người.

Selman nói rằng AI tập trung vào ngôn ngữ có thể mang lại hữu ích đáng ngạc nhiên cho các ứng dụng, nơi các đối tượng khá hạn chế. Ví dụ các đường dây nóng hỗ trợ kỹ thuật, theo ông dự đoán sẽ sớm được tự động hóa (đã có một vài nơi tự động hóa), hoặc các công việc hành chính tương đối cao cấp yêu cầu các tương tác theo thủ tục như cập nhật các bảng tính và gửi đi các email theo công thức.

"Vẫn tồn tại những yếu kém trong những công việc mở, khó kiểm soát, không những liên quan đến nhiều khía cạnh của trí tuệ con người mà còn yêu cầu phải thực sự hiểu được con người", Selman nói.

Tuy nhiên, theo Whiteson, vẫn có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực AI, như xe tự lái của Google là một ví dụ điển hình. Lái xe trên đường cùng với con người không những yêu cầu phải hiểu luật giao thông, còn phải theo các chuẩn mực xã hội bất thành văn, cùng với các cách xử lý khi tránh va chạm xảy ra.

Những tiến bộ trong lĩnh vực AI và robot dẫn đến số lượng máy móc được sử dụng trong thế giới thực ngày càng tăng, khả năng tương tác với con người không còn là một mục tiêu viễn tưởng. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm các cách tiếp cận mới giúp máy tính có thể cảm nhận và hiểu được thế giới xung quanh.

Phát hiện chiếc răng 5 triệu năm của cá voi sát thủ khổng lồ



Phát hiện chiếc răng 5 triệu năm của cá voi sát thủ khổng lồ
Chiếc răng 5 triệu năm tuổi được tìm thấy trên một bãi biển ở Australia là bằng chứng đầu tiên cho thấy cá voi sát thủ khổng lồ từng sinh sống ở ngoài nước Mỹ.





Nhà cổ sinh vật học Erich Fitgerald nhận xét việc phát hiện chiếc răng có ý nghĩa quan trọng. Ảnh: AFP.


Theo BBC, nhà sưu tập Murray Orr phát hiện chiếc răng hóa thạch dài 30 cm ở vịnh Beaumaris gần Melbourne, Australia, vào tháng 2. Orr quyên tặng mẫu vật hóa thạch cho Bảo tàng Victoria và chiếc răng được công bố chính thức hôm 21/4.

Đại diện Bảo tàng Victoria cho biết mẫu hóa thạch 5 triệu năm tuổi này thuộc về một loài cá nhà táng sát thủ đã tuyệt chủng. "Trước phát hiện ở Beaumaris, mọi hóa thạch của cá nhà táng sát thủ mới chỉ được tìm thấy ở bờ biển phía tây của Bắc Mỹ và Nam Mỹ", nhà cổ sinh vật học Erich Fitzgerald cho biết.

Theo viện bảo tàng, con cá voi là tổ tiên của cá nhà táng ngày nay, có thể dài 18 m và nặng 40 tấn.

Những vũ khí gây kinh hoàng trên chiến trường cổ đại

Móc Acsimet dùng để phá chiến thuyền địch hay súng phun lửa sơ khai là những vũ khí kỳ lạ thời cổ đại được cho là có khả năng thay đổi cục diện chiến trường.
Khi nói đến chiến tranh thời cổ đại, phần lớn mọi người đều cho rằng chúng chẳng có gì ngoài giáo mác, cung tên hay ghê gớm nhất cũng chỉ là máy bắn đá. Thế nhưng, trong thực tế, các chiến binh thời xa xưa còn sở hữu những vũ khí vô cùng lợi hại và tinh vi khác. Dưới đây là 4 trang bị gây ấn tượng thời cổ đại theo đánh giá của trang tin quân sựWearethemighty.com
Móc Acsimet
nhung-vu-khi-gay-kinh-hoang-tren-chien-truong-co-dai
Móc Acsimet. Ảnh minh họa: Wearethemighty.com
Nhà toán học kiêm chuyên gia phát minh trứ danh người Hy Lạp Acsimet đã phát triển nhiều vũ khí để hỗ trợ hệ thống phòng thủ tại quê hương ông ở thành phố Syracuse trên đảo Sicily. Những vũ khí này bao gồm các phiên bản cải tiến của vũ khí tầm xa thời bấy giờ như máy bắn đá hay máy bắn tên ballista.
Ông cũng được cho là đã thiết kế ra một số vũ khí khá kỳ lạ để hỗ trợ sứ mệnh bảo vệ tuyến đê biển của Syracuse trước những cuộc tấn công của các chiến thuyền La Mã thời Chiến tranh Punic lần thứ hai, giai đoạn từ năm 218 đến 202 trước Công nguyên.
Mặc dù kiểu dáng chính xác của móc Acsimet đến nay vẫn chưa sáng tỏ nhưng theo miêu tả của nhiều chuyên gia, nó là một cần trục lớn có gắn một chiếc móc hàm khổng lồ. Khi chiến thuyền La Mã áp sát đê biển, móc Acsimet sẽ được thả xuống để quặp vào thuyền địch rồi nhấc bổng chúng lên khỏi mặt nước. Khi bị thả xuống biển, những chiến thuyến này sẽ bị lật hoặc ít nhất là va chạm mạnh với mặt nước rồi vỡ tan, các thủy thủ cũng bị bắn tung ra ngoài.
Nhà sử học Titus Livius cho rằng hạm đội La Mã đã hứng chịu thương vong khủng khiếp trước loại vũ khí này.
Một nhóm chuyên gia làm việc cho kênh truyền hình Discovery từng tái tạo móc Acsimet bằng cách vận dụng công nghệ thời đại đó, đồng thời thử dùng nó để lật úp một bản sao chiến thuyền La Mã nhằm chứng minh rằng móc Acsimet quả thực là một vũ khí cực kỳ hữu hiệu.
Gương hội tụ ánh sáng mặt trời
nhung-vu-khi-gay-kinh-hoang-tren-chien-truong-co-dai-1
Chiếc gương hội tụ ánh sáng mặt trời thành tia nhiệt đốt cháy thuyền chiến địch. Ảnh minh họa: Wearethemighty
Một phát minh khác của Acsimet còn gây tranh cãi và ẩn chứa nhiều điều kỳ bí hơn là một dạng vũ khí chiếu tia nhiệt giúp thiêu cháy chiến thuyền kẻ thù. Theo đó, hàng loạt tấm gương lồi sẽ được đặt ở các vị trí chiến lược nhằm hội tụ ánh sáng Mặt Trời vào một điểm trên thuyền gỗ của địch, khiến nó bốc cháy. Cơ chế hoạt động của vũ khí này hoàn toàn giống hành động sử dụng kính lúp để đốt cháy giấy dưới ánh nắng.
Hầu hết các chiến thuyền La Mã thời đó đều có phủ một lớp hắc ín để giúp bịt kín các kẽ hở, ngăn nước rò rỉ vào. Tuy nhiên lớp hắc ín này khiến chiến thuyền rất dễ cháy khi bị chiếu tia nhiệt.
Một số nhà sử học cổ đại ghi chép rằng gương chiếu tia nhiệt từng được triển khai trong trận La Mã vây hãm Syracuse năm 212 trước Công nguyên. Song, sau khi thử tái dựng gương chiếu tia nhiệt, Viện Công nghệ Massachusetts cùng một số nhóm nhà khoa học khác kết luận rằng đây là loại vũ khí gần như phi thực tế.
Lý do là để vận hành vũ khí này người ta phải phụ thuộc vào vị trí Mặt Trời cũng như đòi hỏi bầu trời phải quang mây. Hơn nữa, gương chiếu tia nhiệt chỉ phát huy tác dụng đối với các mục tiêu đứng yên bởi nó cần nhiều thời gian để kích cháy.
Dù có thành công đi chăng nữa thì gương chiếu tia nhiệt cùng lắm cũng chỉ có thể tạo ra các đám cháy nhỏ dễ dàng dập tắt. Nếu muốn tấn công chiến thuyền, những mũi tên lửa hay máy bắn đá là các vũ khí khả dĩ hơn bởi có tầm bắn xa và dễ dàng triển khai.
Tác dụng thực tế duy nhất của gương chiếu tia nhiệt là khiến thủy thủ trên các chiến thuyền địch lóa mắt. Mặc dù còn khiếm khuyết nhưng ý tưởng về việc sử dụng ánh sáng làm vũ khí gây chết người chính là tiền đề cho sự ra đời của vũ khí laser hiện đại ngày nay.
Vũ khí sinh học
Sau hàng loạt xích mích, Hãn quốc Kim Trướng (tên gọi một Hãn quốc Hồi giáo Mông Cổ) năm 1346 kéo quân bao vây thành phố Caffa (lãnh thổ Crimea ngày nay). Khi đó, bệnh dịch hạch đang hoành hành ở Crimea và nó nhanh chóng lây nhiễm sang các binh sĩ Mông Cổ, khiến hàng nghìn người tử vong.
Theo ghi chép của công chứng viên người Italy Gabriele de’ Mussi, lúc bấy giờ, hoàng đế Hãn quốc Kim Trướng Trát Ni Biệt (Janibeg) đã ra lệnh ném thi thể của các binh sĩ thiệt mạng do dịch hạch sang bên kia thành lũy của Caffa.
"Chẳng bao lâu sau, những thi thể phân hủy đã gây ô nhiễm không khí và nguồn nước. Mùi hôi thối nồng nặc đến nỗi không một ai trong vài nghìn người bị vây hãm dám bước qua các xác chết này", Mussi viết. Hơn nữa, bệnh dịch hạch còn lây lan với tốc độ chóng mặt. Cuối cùng, mọi người trong thành phố đều chết dần do nhiễm bệnh.
Các tàu buôn của Italy được cho là đã phát tán dịch hạch sang châu Âu khi bỏ chạy khỏi thành phố Caffa và gây ra đại dịch kinh hoàng, còn gọi là Cái chết Đen, khiến hơn 25% dân số của lục địa này tiêu vong. Dẫu vậy, giới chuyên gia nhận định, trận vây hãm Caffa dường như chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong việc làm bùng phát đại dịch bởi thực tế, châu Âu bị ảnh hưởng bởi rất nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau.
Súng phun lửa
nhung-vu-khi-gay-kinh-hoang-tren-chien-truong-co-dai-2
Súng phun lửa. Ảnh minh họa: Wearethemighty
Hàng loạt vũ khí phun lửa và chất lỏng gây cháy từng xuất hiện từ thời cổ đại nhưng Đế quốc Đông La Mã được cho là nơi tạo ra một loại vũ khí phun lửa vô cùng đặc biệt. Các nhà sử học còn miêu tả đây là phiên bản thô sơ của bom napalm ngày nay.
Giới khoa học vẫn chưa nắm rõ về cấu tạo của vũ khí này, nhưng theo một số bản ghi chép, chúng thường sử dụng một chất dễ cháy gọi là naptha hay "lửa Hy Lạp". Naptha sẽ được đốt cháy lên trong các bình đất sét, sau đó người ta sẽ ném chúng bằng tay hoặc máy bắn đá nhắm vào chiến thuyền, các phương tiện vây hãm và binh sĩ đối phương.
Naptha cũng được dùng trong một số phiên bản sơ khai của súng phun lửa. Các đạo quân cổ đại sẽ đổ đầy naptha vào các ống đồng lớn rồi đặt trên mũi chiến thuyền. Sau đó, họ đẩy hơi vào ống đồng để bắn chất lỏng gây cháy này sang thuyền kẻ thù. Naptha chỉ có thể bị dập tắt bằng cát. Nếu dùng nước để dập sẽ chỉ khiến nó lan rộng ra và đám cháy càng trở nên dữ dội.
Ngoài súng phun lửa lắp trên chiến thuyền, người cổ đại còn có cả một loại súng phun lửa cầm tay với tên gọi cheiroseiphon. Chúng thường được dùng để đốt cháy các tháp chiến đấu, song một số chiến lược gia của Đế quốc Đông La Mã cũng sử dụng cheiroseiphon trên chiến trường nhằm gây khiếp sợ và phá vỡ đội hình đối phương.